Bồ đề: Điều kiện cần và đủ để ba điểm M, N, P ở trên đường cong y=x3+px2+qx+r thẳng hàng là x1+x2+x3=−p ở đây x1,x2,x3 tương ứng là hoành độ các điểm M, N, P
Chứng minh
1. Điều kiện cần: Giả sử M, N, P thẳng hàng. Gọi αx+β là phương trình đường nối M, N, P. Như vậy x1,x2,x3 là ba nghiệm của phương trình
x3+px2+qx+r=αx+β⇔x3+px2+x(q−α)+r−β=0 (1)
Theo định lí Viet với (1) ta có x1+x2+x3=−p
2. Điều kiện đủ: Giả sử x1+x2+x3=−p. Gọi α′x+β′ là phương trình đường thẳng đi qua M,N. Gọi P' là giao điểm thứ ba của y=α′x+β′ với đường cong đã cho. Gọi x3′ là hoành độ của P'. Thế thì x1,x2,x3′ là nghiệm của phương trình 
Theo định lí Viet với (2) ta có x1+x2+x3′=−p
Do x1+x2+x3=−P⇒x3=x3′⇒P≡P′.
Vậy M, N, P thẳng hàng. Bồ đề được chứng minh
Chứng minh bài toán
Gọi y=ax+b là tiếp tuyến vói đường cong y=x3+px2+qx+r. Giả sử tiếp tuyến này cắt tại đường cong ấy tại A'. Gọi x1′ là hành độ của A'. Phương trình
x3+px2+qx+r=ax+b có nghiệm kép x1 và nghiệm đơn x1′
Do x3+px2+qx+r=ax+b⇔x3+px2+x(q−a)+r−b=0
nên theo định lí Viet ta có:
x1+x1+x1′=−p⇒x1′=−p−2x1.
Tương tự nếu gọi x2′,x3′ tương ướng là các hoành độ của các điểm B′,C ′ ta có x2 ′=−p−2x2;x3 ′=−p−2x3
Vậy x1′+x2′+x3′=−3p−2(x1+x2+x3) (3)
Do A, B,C thẳng hàng nên ta có x1+x2+x3 =−p (4)
Thay (4) vào (3) có x1′+x2′+x3′=−p (5)
Từ (5) và lại theo bồ đề suy ra A',B',C' thẳng hàng