Xét hàm số f(x)=x3−3x2. Ta có đồ thị hàm số y=f(x) như sau:

Như ta đã biết: để vẽ đồ thị hàm số y=f(∣x∣) từ đồ thị y=f(x) ta thực hiện:
Bước 1: Giữ nguyên phần đồ thị y=f(x) gồm các điểm bên phải và các điểm nằm trên trục Oy; bỏ phần đồ thị bên trái trục Oy.Ta được phần đồ thị P1
Bước 2: Lấy đối xứng phần đồ thị P1 qua trục Oy ta được phần đồ thị P2
Khi đó: Đồ thị y=f(∣x∣) bao gồm đồ thị P1 và P2.
Từ đó ta có đồ thị hàm số y=f(∣x∣)=∣x∣3−3∣x∣2 như sau:

Để đồ thị hàm số g(x)=f(∣x∣)+m cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt thì phương trình g(x)=0 có 4 nghiệm phân biệt. Do đó phương trình f(∣x∣)=−m có 4 nghiệm phân biệt hay đường thẳng y=−m cắt đồ thị hàm số y=f(∣x∣)=∣x∣3−3∣x∣2 tại 4 điểm phân biệt.
Dựa vào đồ thị hàm số y=f(∣x∣) suy ra bài toán thỏa mãn khi và chỉ khi −4<−m<0⇔0<m<4.
Kết hợp yêu cầu đề bài m∈Z, do đó m∈{1;2;3}.
Vậy tổng các giá trị nguyên của m thỏa mãn là: 1+2+3=6.