Square root
VBT
Calculator
magnet

Thu G

07 tháng 1 2021 13:17

câu hỏi

Trong bài thơ Nguyễn bỉnh khiêm có viết : Ta dại...... Người khôn.... lao xao Quan niệm sống " dại - khôn " của Nguyễn bỉnh khiêm khiến cho anh chị có suy nghĩ gì ?


24

4


H. Châu

09 tháng 1 2021 02:20

Chào em! Thầy cô nhà Kiến rất vui khi nhận được câu hỏi từ em, em có thể tham khảo những ý sau đây. - Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ. - Nghệ thuật ẩn dụ: + “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà + “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường. - Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: + Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. + Tuy nhiên, “dại” thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình ⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.Sử dụng nghệ thuật đối: dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao, ta >< người ==> Về suy nghĩ của bản thân, em có thể có nhiều cách suy nghĩ của riêng mình. Có thể về cách lựa chọn cuộc sống của riêng mình. Chúc em làm bài tốt.

Thu G

07 tháng 1 2021 14:21

cả câu này nữa ạ b, hãy nêu sự lựa chọn về cuộc sống của mình c, phân tích 2 câu thơ trên

H. Châu

09 tháng 1 2021 02:26

Chào em, thầy cô nhà Kiến rất vui khi nhận được câu hỏi của em, câu hỏi này tương tự như câu trên nên em tham khỏa phần phân tích dưới đây (tức nằm trong câu c của em). Đối với câu b, em có thể triển khai một đoạn văn ngắn với phương thức biểu đạt là nghị luận để nêu về cách lựa chọn cuộc sống của mình nhé! - Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ. - Nghệ thuật ẩn dụ: + “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà + “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường. - Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: + Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. + Tuy nhiên, “dại” thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình ⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.Sử dụng nghệ thuật đối: dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao, ta >< người ==> Về suy nghĩ của bản thân, em có thể có nhiều cách suy nghĩ của riêng mình. Có thể về cách lựa chọn cuộc sống của riêng mình. Chúc em làm bài tốt.

— Hiển thị thêm 3 trả lời

H. Châu

11 tháng 1 2021 07:15

A

H. Châu

11 tháng 1 2021 07:19

Chào em! Với câu b em có thể dựa vào việc phân tích hai câu thơ trên, đúc kết bài học cho bản thân để đưa ra cách chọn lựa cuộc sống của mình và tất nhiên mình cần làm rõ vì sao mình lụa chọn cách đó. Đối với câu c thì em có thể tham khảo phần phân tích ở trên nhé!

ask to forum

Bạn muốn gửi một câu hỏi?

Hãy hỏi câu hỏi và nhận câu trả lời từ bạn bè của bạn trong diễn đàn

Hỏi ngay

Câu hỏi tương tự

Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Mình ơi! Có nhớ ta chăng? Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời. câu hỏi: Bài thơ trên hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh nào.Nhân vật giao tiếp nói lên điều gì

8

Lihat jawaban (1)