Chào em!
Cảm ơn câu hỏi của em.
Thừa lúc Garnier xuống đánh Nam Định, việc canh phòng Hà Nội sơ hở, cánh quân của Hoàng Tá Viêm đóng ở Sơn Tây cùng với đội quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với cánh quân của Trương Quang Đảng đóng ở Bắc Ninh tấn công Hà Nội. Vòng vây của quân ta ngày càng khép chặt xung quanh Hà Nội. Nghe tin đó, ngày 18/12/1873, Garnier kéo quân từ Nam Định về. Do phái đoàn triều đình Huế ra Hà Nội thương thuyết nên Garnier niêm yết cáo thị tuyên bố đình chỉ xung đột. Sáng ngày 21/12/1873, khi Garnier đang ngồi nghị bàn với phái đoàn của triều đình Huế thì nhận được tin Lưu Vĩnh Phúc kéo quân tiến sát thành Hà Nội. Garnier dẫn 1 toán quân ra đánh nhưng rơi vào phục kích của quân ta tại Cầu Giấy. Garnier cùng một số lính Pháp tử trận.
Ý nghĩa:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) làm cho quân dân ta trong cả nước phấn khởi bao nhiêu thì làm quân Pháp ở Hà Nội và Nam Kì lo sợ bấy nhiêu. Tình hình đó mở ra 1 cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt địch, buộc chúng rút khỏi Bắc Kì.