ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN LỊCH SỬ KÌ II
Câu1: Sắp xếp các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo đúng trình tự thời gian trước sau:
1. Dự Đại hội lần thứ 5 của quốc tế cộng sản.
2.Tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa.
3.Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin .
4.Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
A. 3-2-1-4 B. 1-2-3-4 C. 2-3-1-4 D. 4-2-1-3
Câu 2: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được ra đời ở đâu :
A. Phố Khâm Thiên - Hà Nội B. Số nhà 5D phố Hàm Long - Hà Nội.
C. Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Hà Nội C. Làng Vạn Phúc - Hà Đông.
Câu 3: Điểm mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong năm 1926-1927 là:
A. Có sự lãnh đạo của các tổ chức cách mạng
B.Chủ nghĩa Mác, Lê- nin được truyền bá sâu rộng
C.Có sự lãnh đạo của tổ chức Công hội.
D. Phong trào mang tính thống nhất toàn quốc.
Câu 4. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 có tên là:
A. Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng
B. Việt Nam Quốc dân Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản Đảng
C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên Đoàn, An Nam cộng sản Đảng
D. Việt Nam Cách mạng Thanh Niên, Tân Việt Cách mạng Đảng ,Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 5. Nhận định nào nói đúng về ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ?
A.Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
B. Biểu hiện sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
C. Đánh dấu sự lớn mạnh của các tổ chức cách mạng tại Việt Nam.
D. Khẳng định hệ tư tưởng cộng sản chiếm ưu thế, cách mạng Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt, điều kiện thành lập Đảng cộng sản đã chín muồi
Câu 6. Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:
A. Chính quyền đầu tiên của công nông.
B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
C. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).
D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới
Câu 1. Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn bản nào tới Hội nghị Véc-xai 1919 ?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Báo Người cùng khổ.
D. Tác phẩm Đường cách mệnh.
Câu 2. Sự kiện nào diễn ra tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội (3-1929).
A. Thành lập Đông Dương cộng sản Đảng
B. Thành lập Đông Dương cộng sản Liên Đoàn
C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
D. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 3: Điểm mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong năm 1926-1927 là :
A. Phong trào mang tính thống nhất toàn quốc.
B. Chủ nghĩa Mác, Lê- nin được truyền bá sâu rộng
C. Có sự lãnh đạo của tổ chức Công hội.
D. Có sự lãnh đạo của các tổ chức cách mạng
Câu 4. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian.
1. Chủ trương vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên xuất bản báo Thanh niên
3. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
4. Đông Dương cộng sản Đảng thành lập.
A. 1-2-3-4 B.2-1-3-4 C. 3-1-2-4 D. 2-1-4-3
Câu 5. Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì ?
A. Tư tưởng độc lập tự do B. Tư tưởng dân chủ và tự do
C. Tư tưởng bình đẳng bác ái D. Độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
Câu 6. Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 của công nhân và nông dân diễn ra ở địa phương nào ?
A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Nghệ An, Hà Tĩnh
C. Hà Tĩnh, Quảng Bình D. Quảng Bình, Quảng Trị
Câu 1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa nhằm mục đích gì ?
A. Giúp cho việc thành lập Đảng vô sản ở các nước thuộc địa
B.Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
C. Đấu tranh loại trừ chủ nghĩa cơ hội.
D. Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.
Câu 2. Cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản trong nội bộ Tân việt Cách mạng Đảng dẫn đến :
A. Xu hướng cách mạng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế.
B. Xu hướng cách mạng theo quan điểm tư sản chiếm ưu thế.
C. Cuộc đấu tranh giằng co giữa hai xu hướng.
D. Cách mạng Việt Nam có sự kết hợp giữa hai xu hướng.
Câu 3. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1928-1929 phát triển mạnh mẽ đặt ra yêu cầu :
A. Cần có lãnh tụ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Cần phải thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam.
C. Cần thành lập lực lượng vũ trang ở Việt Nam.
D. Cần thống nhất các tổ chức yêu nước ở Việt Nam.
Câu 4. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930?
A.Mở ra một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam.
B.Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
C.Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.
D.Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạ

1