ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Khi giờ học bắt đầu, cô giáo viết bài tập của tất cả các môn học ngày hôm đó lên bảng và bảo cả lớp: “Nào, hãy bắt đầu từ bài mà các em thích.” Thế là học sinh có thể bắt đầu từ bất cứ môn nào mình thích, dù đó là tập viết hay tập tính. […] Với cách học này, càng lên lớp trên, giáo viên sẽ càng hiểu rõ các em học sinh thích gì, thích như thế nào, hiểu được cách nghĩ cũng như cá tính các em, thật đúng là cách làm lý tưởng để hiểu về học sinh của mình. Về phía học sinh, việc có thể bắt đầu giờ học với môn yêu thích thật không còn gì bằng, còn nhưng môn không thích, có thể để đến cuối buổi rồi xoay xở cũng chẳng sao. Chính vì vậy mà hình thức học trở nên đa dạng hơn, chỗ nào không hiểu, các bạn đem lên hỏi thầy cô giáo, hoặc thầy cô giáo đến chỗ mình, giảng cho mình đến khi nào hiểu mới thôi. Sau đó thầy cô sẽ cho thêm ví dụ để mình ngồi tự học. Đấy mới gọi là học. Thế nên hoàn toàn không có chuyện nghe giảng mà tâm hồn bay lơ lửng trên may đâu”
[Theo “ Totochan- cô gái ngồi bên của sổ” ]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,5 điểm]
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. [0,5 điểm]
Câu 3: Theo lời kể của nhân vật thì thế nào được gọi là học? [1 điểm]
Câu 4: Em có suy nghĩ gì về tiết học này? [trình bày ngắn gọn trong 2 đến 4 câu văn] [1 điểm]
PHẦN 2: LÀM VĂN
Phân tích hình ảnh người chí sĩ yêu nước trong bài thơ “ Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu.

7