Square root
VBT
Calculator
magnet

Nguyễn T

20 tháng 12 2019 12:57

câu hỏi

Phân tích 9 câu thơ đầu của bài thơ đất nước


3

1


N. Thị

17 tháng 1 2020 09:09

Chào em, Khi phân tích 9 câu thơ đầu trong bài thơ “Đất nước”, chúng ta cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và chương Đất nước. - “Đất Nước” được trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác trong thời kỳ chiến trường Miền Nam vô cùng ác liệt. 2. Thân bài - Đất nước có từ bao giờ? + “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi" -> tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” + Cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa - lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người. - Quá trình hình thành đất nước? + Bắt đầu với phong tục ăn trầu + Hình ảnh “cây tre" -> hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. + Tập quán bới tóc sau đầu + Tái hiện nền văn hóa “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sang + tư tưởng duy nhất: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu => Đất Nước vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha. 3. Kết bài: - Giọng thơ trữ tình chính luận, - Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân Chúc em thành công. Thân ái!

ask to forum

Bạn muốn gửi một câu hỏi?

Hãy hỏi câu hỏi và nhận câu trả lời từ bạn bè của bạn trong diễn đàn

Hỏi ngay

Câu hỏi tương tự

trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ nhà văn đã hai lần nói về việc Mị vùng bước đi và băng đi ở hai đoạn văn : trong bóng tối... sáng từ bao giờ ' và : Mị đứng lặng... dốc núi. phân tích nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả trên

11

Lihat jawaban (1)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... (2) Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng trong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đừng để bóng đen của nỗi lo sợ bao trùm đến cuộc sống của bạn. (3) Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình. Vì vậy, hãy tin tưởng vào con đường mình đang đi và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. [....] Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình... (Trích Đánh thức khát vọng, nhiều tác giả, First News tổng hợp, NXB Hồng Đức, 2017, tr.67,68) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm) Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nêu ra đâu là cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích (2)? (0,5 điểm) Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó? (0,5 điểm) Câu 4: Anh/ chị có đồng tình trước ý kiến của tác giả “Bạn phải hiểu rằng, dù có thất bại thảm hại đến mấy chăng nữa thì bạn cũng đã học hỏi được một điều gì đó bổ ích cho mình” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày ý nghĩa của việc làm chủ bản thân.

5

Lihat jawaban (2)