Chào em, với câu hỏi của em, cô có gợi ý như sau:
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
+ phép điệp “một bếp lửa” nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa như một sự gắn bó của tuổi thơ, bếp lửa bình dị, thân thương, ấm áp không mờ phai trong kí ức
+ Từ láy “chờn vờn: gợi tả hình ảnh ngọn lửa nhóm lên trong bếp khi ẩn khi hiện chập chờn trong sương sớm và cũng là ngọn lửa mờ nhòa, huyền ảo trong kí ức.
+ Ấp iu: Đó là sự ấp ủ của than hồng nồng đượm trong bếp lửa và cũng là sự dịu dàng, kiên nhẫn khéo léo của người nhóm lửa. Đó còn là tấm lòng cháu ấp ủ, nâng niu, trân trọng tình bà.
+ Hình ảnh ẩn dụ “ nắng mưa” diễn tả cuộc đời vất vả, lam lũ, tần tảo của bà cũng như gửi gắm tình yêu thương của người cháu dành cho bà.
+ Từ “thương” thể hiện cảm xúc dâng trào mãnh liệt trong lòng người cháu, đồng thời tạo ra sự chuyển đổi mạch thơ, Nhà thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm ấu thơ bên bà.
=> Tất cả điều đó giúp người đọc liên tưởng đến hình ảnh bếp lửa sống động, ấm áp mà thân thương, gửi gắm tình yêu thương của người cháu dành cho bà.
Để hiểu rõ hơn, em hãy xem video bài giảng “Bếp lửa” của nhà Kiến nhé ! Chúc em học tốt !