Square root
VBT
Calculator
magnet

Thương N

06 tháng 1 2021 15:25

câu hỏi

dạ thầy cô giải giúp em 2 bài này với ạ.em cảm ơn thầy cô nhiều ạ. Bài 8: Ở một giống cà chua, có 2 gen nằm trên 2 NST khác nhau tác động tích lũy lên sự hình thành trọng lượng và độ lớn của quả. Cây có quả bé nhất aabb và trung bình quả của nó nặng 30g. Cứ 1 alen trội trong kiểu gen đều làm cho quả nặng thêm 5g. Người ta tiến hành lai cây có quả to nhất với cây có quả bé nhất. 1.     Hãy cho biết KG của cây có quả to nhất? Quả của nó nặng bao nhiêu? 2.     Các cây F1 có quả nặng bao nhiêu? 3.     Tìm kết quả phân tính ở F2 về trọng lượng của quả? Bài 9: Loại tính trạng sau đây ở cá chép là do 2 gen nằm trên 2 NST thường khác nhau quy định. Gen trội S tạo nên cá chép vảy, gen trội N tạo nên cá chép trần, cả 2 gen trội này trong KG tạo nên cá chép sọc, cả 2 cặp gen lặn tạo nên cá chép đốm, còn cặp gen NN thì làm trứng không nở. 1.     Người ta cho lai cá chép vảy với cá chép sọc thì thấy cá chép con sinh ra gồm đủ dạng: cá chép sọc, cá chép vảy, cá chép trần và cá chép đốm. Hãy xác định KG của cặp cá bố mẹ. 2.     Cặp cá bố mẹ trên đẻ được 1600 trứng, hãy tính số cá con mỗi loại. Biết rằng tỉ lệ sống của cá là 100%. 3.     Trong một phép lai giữa cá chép trần với nhau, tỉ lệ sống của cá con là 100%. Hãy tính tỉ lệ trứng không nở và tỉ lệ cá con mỗi loại.


16

2


Đ. Tuấn

07 tháng 1 2021 03:28

Thầy chào em ^^ Thầy thường giải những bài này như sau: Bài 8: aabb=30g mỗi alen trội thêm 5g 1. Vậy cây có quả to nhất có KG AABB và nặng 30 + 5x4 = 50g 2. P: AABB x aabb => F1: AaBb=30+5x2=40g 3. Đề này không nói rõ F1 tự thụ hay lai như thế nào? Nên thầy sẽ lấy trường hợp tự thụ em nhé! AaBb x AaBb => 1 AABB (50g); 2 AaBB (45g); 2 AABb (45g); 4 AaBb (40g); 1 aaBB (40g); 2 aaBb (35g); 1 AAbb (40g); 2 Aabb (35g); 1 aabb (30g)  1 cây 50g; 4 cây 45g; 6 cây 40g; 4 cây 35g; 1 cây 30g Tại sao phép lai ra như vậy thì em vẽ thành bảng nha: Hàng ngang 4 giao tử: AB, Ab, aB, ab Hàng dọc 4 giao tử: AB, Ab, aB, ab Bài 9: S-Nn: cá chép sọc S-nn: cá chép vảy ssNn: cá chép trần ssnn: cá chép đốm --NN: trứng không nở 1. Cá chép vảy (S-nn) x cá chép sọc (S-Nn) => cá chép đốm => bố mẹ phải tạo ra giao tử (sn) => phép lai của bố mẹ là cá chép vảy (Ssnn) x cá chép sọc (SsNn) 2. Ssnn x SsNn => (1/4SS; 2/4Ss; 1/4ss)(1/2Nn;1/2nn) (thầy lai từng cặp rồi nhân vào em nhé) => 1/8SSNn; 1/8SSnn; 1/4SsNn; 1/4Ssnn; 1/8ssNn; 1/8ssnn => 3/8 cá chép sọc (1/8SSNn;1/4SsNn); 3/8 cá chép vảy (1/8SSnn;1/4Ssnn); 1/8 cá chép trần (1/8ssNn); 1/8 cá chép đốm (1/8ssnn) Sau đó em lấy 1600 nhân với từng tỉ lệ sẽ ra số trứng của từng kiểu hình em nhé! 3. cá chép trần (ssNn) x cá chép trần (ssNn) => 1/4 ssNN (không nở) ; 2/4 ssNn (trần); 1/4 ssnn (đốm) Cảm ơn câu hỏi của em! Chúc em học thật tốt ^^

Thương N

07 tháng 1 2021 03:45

em cảm ơn thầy nhiều ạ

ask to forum

Bạn muốn gửi một câu hỏi?

Hãy hỏi câu hỏi và nhận câu trả lời từ bạn bè của bạn trong diễn đàn

Hỏi ngay

Câu hỏi tương tự

hô hấp ở thực vật

0

Lihat jawaban (1)