1. Núi lửa:
- Ở những nơi vỏ TĐ bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (măcma) phun trào ra ngoài mặt đất, tạo thành núi lửa.
- Có nhiều loại núi lửa: núi lửa còn hoạt động, núi lửa đã tắt, núi lửa ngủ yên.
- Trên thế giới hiện có trên 500 núi lửa hoạt động, trong đó "Vành đai lửa Thái Bình Dương" chiếm gần 300 núi lửa.
- Tác hại: Núi lửa phun khiến tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương.
- Lợi ích: Vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phân hủy, có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng.
2. Động đất:
- Là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất, làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội, nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy... và tại hại nhất là làm cho nhiều người thiệt mạng.
- Người ta đo sức mạnh của động đất bằng thang Richte gồm 9 bậc.
- Giải pháp hạn chế thiệt hại: Xây nhà chịu được chấn động lớn, lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.